I. Cấu tạo, chức năng trục vít máy ép nhựa
I.1 Chức năng của trục vít máy ép nhựa
🔹 Trục vít máy ép nhựa là một linh kiện quan trọng trong máy ép nhựa. Nó có dạng xoắn ốc giúp chuyển nguyên liệu ở dạng hạt từ lỗ xuống nhựa tới đầu phun ở dạng lỏng
Tham khảo video sau để hiểu rõ về công dụng
https://asg.vn/wp-content/uploads/2023/11/Injection-Molding-Animation-1.mp4
I.2 Cấu tạo của trục vít máy ép nhựa
Trục vít cơ bản có cấu tạo bao gồm 3 phần:
🔹 Phần xoắn vít
Phần xoắn vít là đoạn có hình xoắn vít bao gồm 3 vùng là vùng cấp liệu, vùng nén, vùng định lượng
– Vùng cấp liệu: Nhiệm vụ là đẩy các hạt nhựa từ lỗ xuống nhựa đi vòng nòng xilanh.
– Vùng nén: Nhiệm vụ là nén thể tích nhựa từ thể tích lớn về thể tích bé hơn (do nhựa thay đổi từ cấu trúc dạng các hạt xếp chồng thành nhựa nóng chảy).
– Vùng định lượng: Nhiệm vụ là ổn định cấu trúc của khối chất lỏng để chuẩn bị quá trình phun vào khuôn.
Tùy theo loại nhựa mà tỉ lệ chiều dài của các đoạn này so với đường kính sẽ khác nhau, tỉ số nén của vùng nén cũng tương tự.
🔹 Phần ren & lỗ định tâm
– Phần ren dùng để lắp ráp đầu tên lửa vào trục vít
– Phần lỗ định tâm để định tâm đầu tên lừa và trục vít, hạn chế hiện tượng đảo khi quay của đầu tên lửa.
🔹 Phần chuôi & then
Phần này để kết nối và truyền động với ụ máy
Để xử lý chuyển động quay thì cần tới phần then (có nhiều loại then khác nhau theo thiết kế của nhà sản xuất, phổ biến là then bằng, then hoa chữ nhật, then hoa thân khai…)
Để xử lý chuyển động kéo lùi sẽ dùng bích 2 nửa để bắt vào phần cổ chuôi trục..
II. Phương pháp sản xuất trục vít máy ép nhựa
Có nhiều phương pháp sản xuất trục vít (quy trình công nghệ sản xuất trục vít) khác nhau, mỗi loại có những ưu nhược điểm nhât định nên sẽ phù hợp với từng trường hợp sử dụng nhât định. Không có phương án nào tốt toàn diện cũng không có phương án nào là tệ toàn diện.
Về cơ bản để sản xuất ra trục vít sẽ phải xử lý các công đoạn
– Tạo hình phần chuôi
– Tạo hình phần xoắn
– Tạo hình phần ren và lỗ định tâm
– Tạo độ cứng bề mặt
– Nguội, đánh bóng
Tùy theo từng phương pháp, công nghệ sản xuất mà thứ tự cũng như cách thức thực hiện các nguyên công này sẽ khác nhau
II.1 Trục vít thấm ni tơ, mạ crom
Trục được gia công tạo hình hoàn thiện tất cả các phần bằng thép trước nhiệt luyện. Sau đó được làm cứng bằng phương pháp thấm Nito; mạ crom hoặc kết hợp thấm nito rồi mạ crom
Ưu điểm: Sản xuất rất nhanh, hao tổn dao cụ và máy móc thấp do làm hoàn toàn trước nhiệt. Trục sản xuất ra có độ cứng bề mặt cao cho khả năng chịu mài. Loại này thường phù hợp với các nhựa không ăn mòn và có tỉ lệ thủy tinh < 15%
II.2 Trục vít hàn đỉnh hợp kim PTA
Trục được gia công tất cả các phần xong, phần xoắn làm có đường kính ngoài bé hơn yêu cầu bản vẽ sau đó được hàn phủ lên 1 lớp hợp kim sau đó sẽ được xử lý lại biên dạng xoắn và mài đường kính ngoài.
Ưu điểm: Giá thành rẻ do gia công trước nhiệt phần lớn. Đỉnh răng rất cứng do được hàn phủ 1 lớp hợp kim chịu mài cao. Trục có thể được mạ thêm 1 lớp crom để tăng cơ tính bề mặt phần rãnh xoắn. Loại này thường phù hợp với các loại nhựa không ăn mòn, tỉ lệ thủy tinh < 15%
https://asg.vn/wp-content/uploads/2023/11/PTA-PLASMA-TRANSFERRED-ARC-SC.mp4
II.3 Trục vít phun phủ HVOF
Trục được gia công xong tất cả các phần, phân xoắn làm nhỏ biên dạng theo hướng đường kính đi 0,5~1,5mm độ dày, sau đó dùng công nghệ phun phủ bột hợp kim HVOF để phủ lên bề mặt xoắn vít một lớp bột hợp kim. Sau đó thì mài và nguội lại trục vít.
Ưu điểm của phương pháp này là khả năng đối ứng của trục vít theo các loại nhựa khác nhau được tùy biến dựa vào lớp phủ hợp kim. Lớp phủ này tạo ra trục vít có khả năng công nghệ cao với chi phí tốt do phần lõi bên trong chỉ cần làm bằng vật liệu cơ bản.
Tham khảo video:
https://asg.vn/wp-content/uploads/2023/11/HVOF-SCREW-INJECTION-MOLDING.mp4
II.4 Trục vít cứng hoàn toàn
Có hai công nghệ trong loại trục này
Công nghệ 1: Tạo hình toàn bộ rồi tiến hành tôi chân không để đạt động cứng yêu cầu, khi đó thì trục sẽ bị cong, tiến hành khử cong bằng cách dùng nhiệt, tiến hành các công đoạn mài hoàn thiện sản phẩm. Ưu điểm là giá rẻ vì vẫn là gia công trước nhiệt nhưng quá trình nắn khử cong có nhiều điểm rủi ro không kiểm tra được (nứt, ứng suất dư, độ cứng cục bộ…)
Công nghệ 2: Nhiệt luyện đạt độ cứng sau đó mới gia công các phần. Ưu điểm là trục có độ cứng đồng đều nhau, không bị các điểm rủi ro nhưng công nghệ 1. Tùy theo vật liệu chế tạo mà có thể đáp ứng nhựa ăn mòn 5VA 5VB với tỉ lệ thủy tinh tới 50%
Công ty TNHH Kỹ Thuật ASG Việt Nam là đơn vị chuyên xử lý các vấn đề về ép nhựa đã có hơn 10 năm kinh nghiệm. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe những thắc mắc của bạn 24/7 theo hotline 0917.54.88.11